Thời gian gần đây tình hình dịch covid – 19 căng thẳng khiến các hộ gia đình lại mua sắm lương thực thực phẩm nhiều, và những chiếc tủ để quá tải, làm hỏng các thức ăn như rau củ quả… Hôm này trung tâm sửa tủ lạnh side by side tại nhà chia sẻ mẹo để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh được lâu và hiệu quả trong những ngày trách dịch.

Thực phẩm để trong ngăn đông hiệu quả

  • Thông thường các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản, …. được bảo quản trong ngăn đông lạnh. Đây là ngăn có nhiệt độ thấp nhất trong tủ lạnh, bạn có thể lưu trữ thực phẩm trong vài tháng tùy vào từng loại.
  • Nhiều người cứ nghĩ rằng ngăn đông tủ lạnh sẽ làm đông thực phẩm lại và có thể bảo quản được bao lâu tùy thích. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn không đúng.
  • Ngăn đông tủ lạnh có nhiệt độ thường là -18 độ C. Với nhiệt độ này, thực phẩm tươi sống có thể bảo quản được trong thời gian tối đa là 3 tháng. Quá thời hạn này, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ bị biến tính, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng và độ tươi ngon của thực phẩm. Nặng nề hơn thực phẩm có thể bị hỏng hoàn toàn.
  • Khi được bảo quản ở ngăn đông, thực phẩm nên được bọc lại cẩn thận trong túi bóng hoặc đựng trong hộp đựng thức ăn. Việc làm này nhằm cách ly chúng khỏi các thực phẩm khác, không bị lẫn mùi hoặc tác động xấu lẫn nhau.

xem thêm: Hướng dẫn Chỉnh Nhiệt Độ Tủ Lạnh Phù Hợp Nhất  Tại Đây

Thực phẩm để ngăn mát

– Ngăn trên cùng: Đây là nơi thích hợp để lưu trữ thức ăn đã chế biến, thức ăn thừa, đồ uống vì nhiệt độ ở đây đủ lạnh để giữ chúng được lâu mà vẫn thơm ngon. Vị trí ngăn trên cùng rất dễ quan sát nên bạn hãy để những thực phẩm cần sử dụng trước ở ngăn này.

– Những ngăn bên dưới: Bạn có thể cho trứng, sữa, hoặc các loại thịt, hải sản muốn dùng ngay mà không cần mất thời gian rã đông. Nhiệt độ ở ngăn này lạnh hơn cả ngăn trên cùng nên thích hợp để các thực phẩm dễ hỏng, nhưng bạn cũng phải nhớ bọc kỹ thịt, hải sản, … hoặc cho vào một hộp có nắp đậy kín để tránh rỉ nước và bám mùi vào những thực phẩm khác, làm bẩn tủ lạnh. Không đặt quá nhiều thức ăn trong những ngăn bên dưới vì không khí trong tủ cần được lưu thông để làm lạnh đều.

– Cánh cửa tủ: Chỉ nên lưu trữ những thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt do nơi đây được làm lạnh ít nhất trong tủ. Đối với các chai đồ uống to, thực phẩm có khối lượng lớn nên chất ở ngăn dưới cùng của cánh cửa tủ và không để sữa, cũng như các hộp sữa đang dùng dở vào vị trí này.

– Hộc tủ/ngăn kéo rau củ: Hộc tủ sẽ đảm bảo độ ẩm thích hợp cho các loại rau, cũ, quả, giữ được độ tươi ngon, chất dinh dưỡng khi đặt chúng ở ngăn này. Nên phân loại rau, củ và trái cây thành từng phần riêng bởi vì các loại trái cây như táo, chuối, đu đủ, … có thể sinh ra khí Ethernet gây hư hỏng các loại rau, củ. Lưu ý: Bạn phải làm vệ sinh thường xuyên vì hộc tủ là nơi bất nhất trong tủ lạnh.

Món ăn thừa phải bọc kín

Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.

 Không để thực phẩm quá lâu

Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông – rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt, cá này về lâu dài dễ sinh bệnh.

Theo khuyến cáo, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu. Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm, chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.

Những cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh không những giúp thời gian dùng của thực phẩm được lâu, mà còn giúp chúng giữ lại các chất dinh dưỡng cần thiết. Hy vọng với những thông tin mà Trung tâm sửa tủ lạnh side by side tại nhà Quang Dũng cung cấp trên đây, bạn có thêm những kiến thức cần biết về thức ăn tươi bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu và cách bảo quản như thế nào để tránh vi khuẩn tích tụ trong tủ lạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả nhà.